Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the ninja-forms domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/giayucom/capath.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rocket domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/giayucom/capath.vn/wp-includes/functions.php on line 6114
IOM là gì? Giới thiệu về Tổ chức di cư IOM tại Việt Nam

IOM là gì? Giới thiệu về Tổ chức di cư IOM tại Việt Nam

IOM hay còn được biết đến với tên tiếng Việt là tổ chức di cư quốc tế, trực thuộc Liên Hợp Quốc và hiện đang là tổ chức nhân văn đi đầu thực hiện những sứ mệnh lịch sử cao cả của mình trong việc đảm bảo an toàn và ổn định xã hội. Vậy IOM là gì? Giới thiệu chúng về tổ chức IOM tại Việt Nam?

IOM là gì

IOM là gì?

Iom là gì? Những thông tin cơ bản về IOM

Định nghĩa: IOM là gì?

Về mặt ngữ nghĩa, IOM là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “International Organization for Migration”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tổ chức di cư quốc tế.

Vậy bản chất IOM là gì?

Về mặt bản chất, tổ chức IOM thực hiện những hoạt động giúp đỡ các chính phủ và người di cư trong việc thúc đẩy di cư có trật tự và tinh thần nhân đạo, những hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với các đối tác chính phủ, liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên toàn cầu. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản và phổ biến nhất thì IOM chính là 1 tổ chức đi đầu trong lĩnh vực di cư.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức IOM là gì?

Tổ chức IOM chính thức được thành lập vào ngày 06 tháng 12 năm 1951.

Khi mới thành lập, IOM xuất hiện trước công chúng với tư cách là ủy ban liên chính phủ về di trú châu âu trong đó thực hiện những hoạt động thực tế nhất nhằm giúp đỡ tái định cư cho những người phải di chuyển nơi ở trong thế chiến thứ 2 khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới.

Tên tiếng Anh khi mới thành lập của tổ chức là ICEM – Intergovernmental Committee for european Migration.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, IOM tiếp tục giữ vững lập trường hoạt động và không ngừng nỗ lực giúp đỡ người di cư trên toàn thế giới, được đánh giá là một tổ chức nhân đạo, nhân văn toàn cầu, góp phần ổn định kinh tế và trật tự xã hội chung.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, IOM hiện nay đã phổ biến rộng khắp, trong đó có 173 nước thành viên và văn phòng hoạt động chính thức tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, và được cho là đã có những hoạt động nhất định tại Việt Nam từ năm 1987, phát triển rõ rệt từ năm 1989 đem lại những lợi ích công bằng cho dân di cư tại phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

IOM hiện giờ đang là cơ quan trực thuộc của Liên Hợp Quốc, thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả trong việc ổn định di cư và trật tự toàn cầu.

Trụ sở chính thức của tổ chức di cư quốc tế IOM nay được đặt tại Grand-Saconnex, Thụy Sĩ.

Những lĩnh vực hoạt động chính của IOM là gì?

Tổ chức IOM hoạt động trong 4 lĩnh vực chính liên quan đến quản lý di cư là:

  • Tạo điều kiện cho hoạt động di cư toàn cầu
  • Điều tiết hoạt động di cư
  • Di cư cưỡng bức
  • Di cư và phát triển

Dù hoạt động tập trung trong phạm vi di cư và quản lý di cư, song hệ quả mang lại từ những hoạt động ổn định trật tự di cư của tổ chức lại nằm trong mối liên hệ và ảnh hưởng mật thiết đến các lĩnh vực khác, hay còn gọi là phạm vi ngoại diên như thúc đẩy luật di cư quốc tế theo từng thời kỳ, bảo vệ quyền lợi của người di cư, giúp đỡ người di cư nhân đạo trong những trường hợp cụ thể mà họ không thể tự giải quyết dựa trên những chính sách hợp pháp và công bằng nhất định, …

Những hoạt động của tổ chức IOM nằm trong mối quan hệ tổng thể chịu sự ảnh hưởng và chi phối nhất định của tổ chức Liên Hợp Quốc quốc tế, song lại độc lập trong những chính sách, quyết sách và quyền hạn để có thể kịp thời giúp đỡ người di cư toàn cầu.

Vai trò của IOM là gì?

IOM là gì

IOM là gì và vai trò của IOM

Với quy mô ngày càng được mở rộng và phổ biến rộng khắp tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, IOM giữ vai trò chính và quan trọng thiết yếu trong việc thúc đẩy di cư có trật tự và nhân đạo phục vụ lợi ích công bằng, hợp pháp của tất cả mọi người, không phân biệt quốc gia, vùng miền, tôn giáo, giàu nghèo và chủng tộc, sắc tộc.

Bên cạnh đó, IOM cũng cung cấp những dịch vụ và tư vấn cho các đơn vị tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và quốc tế để quản lý trật tự di cư một cách nhân đạo nhất, thúc đẩy quá trình hình thành – hợp tác quốc tế và các vấn đề di cư liên quan.

IOM giữ vai trò chức năng quan trọng trong việc đảm bảo nhân đạo và công bằng cho cả những người di cư nội địa và người tị nạn.

Vậy quy pháp pháp luật trong hoạt động IOM là gì?

Về mặt quy phạm, tính hợp lệ, hợp pháp, IOM có quyền hạn chức năng trong việc công nhận quyền tự do đi lại của con người, công nhận mối liên hệ mật thiết giữa di cư và phát triển kinh tế, giữa di cư với ổn định xã hội và giữa di cư với việc giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền, dân tộc và quốc tế, đồng thời kinh tế, văn hóa, xã hội đó cũng có thể giao lưu, tiếp biến và hội nhập một cách tự nguyện và tự nhiên.

Nhiệm vụ chính của IOM là gì?

Xác định được nhiệm vụ của IOM là gì cũng chính là đi đến trả lời cho câu hỏi sứ mệnh lịch sử của IOM là gì.

Dựa trên những chức năng cụ thể và hoạt động có tính chức năng của tổ chức, IOM có nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hình thành và quản lý di cư quốc tế, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với di cư nội địa và người tị nạn khu vực, địa phương. 

IOM phải luôn là đơn vị đầu não và giữ vững lập trường bảo quản và bảo vệ hợp pháp dân di cư toàn cầu, luôn hướng tới mục tiêu là phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, thiết thực nhất, nhân đạo nhất đối với người di cư mọi thời đại.

Đây cũng chính là sứ mệnh lịch sử hình thành và hoạt động của tổ chức, nhất là trong thời kỳ lịch sử tràn ngập những biến động ngầm như hiện nay.

IOM là gì tại Việt Nam? Giới thiệu về Tổ chức di cư IOM tại Việt Nam

Tại Việt Nam IOM là gì? 

IOM vẫn giữ nguyên vị trí, vai trò và nhiệm vụ tiên quyết là tổ chức đi đầu trong lĩnh vực quản lý vấn đề di cư nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế, xã hội và văn hóa tại Việt Nam.

Vị trí và lịch sử hình thành của tổ chức IOM là gì tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vị trí của IOM là gì có lẽ là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm.

IOM chính thức có những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1987 thông qua việc đưa ra những định hướng và giải pháp chiến lược nhằm giúp đỡ người di cư và dân di động tại Việt Nam cũng như trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam với tư cách là Biên bản ghi nhớ với Bộ ngoại giao Việt Nam.

Hiện nay, tổ chức IOM hoạt động trong khuôn khổ hợp tác chặt chẽ và không gây bất lợi cho chính phủ Việt Nam, trong đó không ngừng nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp đỡ Chính phủ và người dân Việt Nam trong vấn đề di động, di cư, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống toàn dân. Chính vì thế, không chỉ có mối quan hệ mật thiết với Bộ Ngoại Giao, Phái đoàn IOM còn có mỗi quan hệ đối tác, hợp tác cùng phát triển và cùng đem lại lợi ích cho xã hội với các Bộ: Bộ Công An, Bộ Y tế, bộ Giao thông, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Hội như Hội Liên hiệp phụ nữ cùng những cơ quan tổ chức xã hội khác.

Trụ sở chính của Phái đoàn IOM Việt Nam hiện nay được đặt tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, cùng với 1 chi nhánh hoạt động chính thức tại TP Hồ Chí Minh, đảm bảo ổn định và có thể quản lý mọi hoạt động di cư trên toàn lãnh thổ hình chữ S. 

Phái đoàn IOM là gì? Những dấu mốc phát triển của IOM tại Việt Nam

Khái lược phái đoàn IOM là gì?

Phái đoàn IOM là một đơn vị hoạt động trực thuộc tổ chức di cư quốc tế, trong đó sẽ phụ trách điều hành và quản lý những hoạt động liên quan đến vấn đề di cư ở các nước thành viên hoặc tổ chức thành viên. Đơn vị hoạt động trực thuộc IOM tại Việt Nam được gọi là Phái đoàn IOM Việt Nam.

IOM là gì

IOM là gì và phái đoàn IOM là gì

Những dấu mốc quan trọng tại Việt Nam đánh dấu sự phát triển của phái đoàn IOM và IOM là gì?

  • Năm 1967, IOM chính thức có những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, đề xuất những chiến lược và giải pháp hỗ trợ vấn đề di cư và ổn định kinh tế, văn hóa, xã hội
  • Năm 1969, Việt Nam liên kết với IOM để thực hiện những hoạt động phúc lợi xã hội liên quan đến di cư, cụ thể là:

IOM đã tiến hành những hoạt động có tính hành động rõ rệt đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh thông qua việc thành lập một tổ chức công tác để có thể nhanh chóng phối hợp với Liên Hợp Quốc và Sở ngoại vụ Việt Nam nhằm thực hiện chương trình ODP cung cấp các dịch vụ kiểm tra, chăm sóc sức khỏe nhanh, tại chỗ và thu xếp vấn đề đi lại cho người di động và di cư

  • Năm 1990, nhờ sự giúp đỡ thu xếp tận tình, chu đáo của tổ chức di cư quốc tế cùng Chính phủ Việt Nam, hơn 14.000 công dân Việt Nam đã được sơ tán khỏi chiến tranh vùng Vịnh iraq và trở về nước an toàn. Nhờ đó đã khẳng định được chức năng của IOM là gì
  • Năm 1991, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ với Tổ chức di cư toàn cầu, thiết lập mối quan hệ hợp tác chính thức nhằm giúp đỡ toàn diện dân di cư nội địa và quốc tế. IOM thành lập Phái đoàn IOM Việt Nam, mở văn phòng hoạt động và đặt trụ sở tại Hà Nội, chính thức tiếp quản chương trình ODP
  • Năm 1993, IOM đã tiến hành mối quan hệ hợp tác với công ty xuất khẩu lao động LOD và VINACONEX – 2 công ty xuất khẩu lao động lớn nhất cả nước lúc bấy giờ, mở các khóa đào tạo tiếng Anh cho những người xuất khẩu lao động Việt Nam trước khi di cư ra nước ngoài sinh sống và làm việc
  • Năm 1996, Phái đoàn IOM Việt Nam đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ những nạn nhân phụ nữ và trẻ em bị mua bán có cơ hội được hồi hương và tái hòa nhập
  • 1 năm sau, Phái đoàn  IOM Việt Nam lại tiếp tục cùng với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo nhằm vận động, tuyên truyền chiến dịch phòng chống nạn buôn bán người, buôn bán phụ nữ và trẻ em ở 2 miền Bắc – Nam, trả lời cho câu hỏi IOM là gì trong vị trí quản lý di cư
  • Năm 1998, Dưới sự đồng ý và tán thành của chính phủ Việt Nam cũng như những tổ chức liên ngành, cơ quan chức năng có thẩm quyền, Phái đoàn IOM Việt Nam đã cho thí điểm chiến dịch chống buôn bán người tại 8 tỉnh thành trên cả nước và đạt được những dấu hiệu hưởng ứng tích cực
  • Năm 2000, IOM lại tiếp tục cùng với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thí điểm có chọn lọc chiến dịch phòng chống buôn bán người tại 1 số điểm trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là những chị em phụ nữ ở những vùng kinh tế, văn hóa, xã hội kém phát triển, trong vấn nạn buôn bán người nói chung, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới nói riêng. 

Đồng thời cũng trong năm này, IOM phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam cung cấp những dịch vụ tốt nhất liên quan đến hồi hương và tái cộng đồng cho những nạn nhân bị buôn bán ở khu vực tiểu sông Mê Công. Hỗ trợ xin thị thực để những công dân Việt Nam có thể đảm bảo được nhập cảnh hợp pháp tại Canada

IOM là gì

Vai trò của IOM là gì trong những hỗ trợ xin thị thực tại Canada

  • Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức hội nghị APEC toàn quốc lần thứ 
  • 7 về Người tị nạn dưới sự hỗ trợ của Phái đoàn IOM
  • Hai năm sau, IOM tại Việt Nam đã cùng với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp tục duy trì, phát triển, củng cố các hoạt động nhằm đào tạo sâu sắc nhận thức của công dân về vấn nạn buôn bán người, buôn bán phụ nữ nói chung, tại TP HCM nói riêng, đặc biệt hỗ trợ Mái ấm Bông hồng nhỏ giúp đỡ những trẻ em bị ảnh hưởng bởi nạn buôn bán và dễ bị tổn thương có thể tái hòa nhập cộng đồng
  • Ngày 10/10/2005, Chính phủ Việt Nam đã hợp tác song phương với chính phủ Campuchia thông qua hoạt động ký kết Hiệp định loại bỏ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, đưa vào hoạt động chính thức và phổ biến năm 2006 dưới sự hỗ trợ trực tiếp của Phái đoàn IOM Việt Nam.
  • Năm 2007, IOM đã hoàn thành nghiên cứu về tình hình bạo lực giới tại Việt Nam, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về tình hình bạo lực của di cư nữ ở Việt Nam
  • Năm 2008, Phái đoàn IOM Việt Nam đã thực hiện những hoạt động hỗ trợ cụ thể cho chiến dịch chống buôn bán người tại tỉnh An Giang
  • Năm 2009, IOM hỗ trợ những hoạt động liên quan đến nạn buôn bán người, buôn bán phụ nữ và trẻ em tại tỉnh Lào Cai. Xác định sứ mệnh của IOM là gì. Đó là chú trọng hỗ trợ tư vấn tâm lý cho những phụ nữ là nạn nhân của buôn bán và dễ bị tổn thương, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho họ để có thể hồi hương và tái hòa nhập. Ngoài ra, những biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV cùng những kiến thức phổ thông về xã hội, văn hóa, giáo dục, bình đẳng giới, phát triển kinh tế bền vững cũng được đào tạo bài bản, hỗ trợ tối ưu cho những khu vực vùng sâu vùng xa
  • Với những hiệu quả vô cùng lớn trong công tác quản lý và ổn định di cư, vào năm 2010, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xác lập mối quan hệ hợp tác với IOM thông qua việc ký bản hiệp định mới, đẩy mạnh gắn kết lâu dài để giải tiếp tục phát triển những kết quả tốt đẹp đạt được, đồng thời cùng nhau giải quyết những thách thức liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề di cư và di động tại Việt Nam.
  • Ngay sau đó, vào năm 2011, hơn 10.000 người lao động Việt Nam đã được di cư và đưa về nước an toàn từ cuộc khủng hoảng Libya nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức IOM
  • Năm 2012, với sự hỗ trợ của IOM, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng thành công và chính thức công bố Bộ hồ sơ di cư đầu tiên cho công dân Việt Nam
  • Năm 2013, IOM đã phối hợp với Cục quản lý Xuất nhập cảnh tổ chức hội thảo phòng chống di cư người trái phép tại Hà Nội

Cũng trong năm 2013, một dự án về giới và di cư đã được thực hiện và đạt những kết quả ngoài mong đợi tại tỉnh đồng Tháp

  • Năm 2014, IOM đã hợp tác cùng Cục quản lý xuất nhập cảnh và Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng thực hiện và triển khai các chính sách quản lý các dòng di cư hợp pháp và trái phép, phòng chống mua bán người, nhất là vấn nạn mua bán phụ nữ  và trẻ em qua biên giới
  • Năm 2015, IOM tiến tới hoàn thiện giải thích trước công chúng sứ mệnh lịch sử của IOM là gì thông qua việc thực hiện phát triển toàn diện các dự án nhằm thúc đẩy phát triển các chính sách di cư tại Việt Nam, phòng chống nạn buôn bán người, vấn nạn đưa trái phép người qua biên giới, nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, … trong mối tương quan ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hy vọng với bài thông tin trên đây, bạn đọc đã có thể hiểu được IOM là gì, IOM là tổ chức như thế nào, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, hoạt động chính cũng như sứ mệnh lịch sử của tổ chức di cư quốc tế hiện nay.